Chất lượng tạo niềm tin, uy tín tạo chất lượng

Hotline: 0987 721 931 - 0963 721 931 - 0907 113 779
messenger

Messenger

zalo

Chat Zalo

phone

Phone

Gọi ngay: 0987 721 931

Inox (Thép không gì) là gì? Thành phần, nguồn gốc, ứng dụng

noithatdaingan

Trong số các loại vật liệu xây dựng hiện đại, thép inox hay còn gọi là thép không gỉ là sản phẩm được sử dụng rất phổ biến. Nó có nguồn gốc từ đâu? Thành phần và những loại inox? Đặc điểm ra sao và gồm bao nhiêu loại? Vậy inox là gì? Hãy cùng Đại Ngân tìm hiểu các thông tin liên quan về loại vật liệu này trong bài viết dưới đây!

1. Inox là gì?

Inox là tên gọi khác của thép không gỉ. Đây là một hợp kim của nhiều nguyên tố kim loại khác nhau. Bao gồm: crom, sắt, Cacbon, Niken…  Gọi là thép không gỉ vì nó là dạng kim loại không bị hoặc ít bị ăn mòn. Nó cũng là số ít kim loại giữ được màu sắc và hình dạng nguyên vẹn, không bị ảnh hưởng nhiều bởi các tác động từ bên ngoài.

 

Inox (thép không gỉ) là vật liệu phổ biến và có nhiều ưu điểm nhất hiện nay

Ngoài tên gọi quen thuộc là inox thì vật liệu này còn được gọi nhiều kiểu khác nhau. Ví dụ như thép chống ăn mòn, thép inox, thép không gỉ inox hoặc thép mác SUS 301, 304, 201, 316, 316L… Tùy theo tỷ lệ pha trộn kim loại khác nhau mà tính chất, đặc điểm của chúng cũng có một số sự khác biệt.

Đặc điểm nổi bật của inox (thép không gỉ)

So với thép cacbon thấp và một số dòng thép khác thì thép không gỉ có nhiều đặc trưng riêng. Vì những đặc điểm ưu việt đó mà người ta có thể phân biệt và ưu tiên ứng dụng nó trong các hoạt động khác nhau của đời sống. Sau đây là các ưu điểm nổi bật của dòng thép này.

  • Tốc độ hóa bền rèn cao nên nó có thể chịu được các quy trình sản xuất cường độ mạnh, tạo nên những sản phẩm vô cùng tinh xảo và bền chắc.
  • Độ dẻo cao hơn so với các loại thép thông thường khác. Nhờ đặc tính này mà thép inox không gỉ có thể uốn dẻo, tạo hình dễ dàng. Nó góp phần trong nhiều sản phẩm đòi hỏi tính nghệ thuật cao với những đường uốn đầy tinh tế.
  • Độ cứng và độ bền cao hơn so với thép carbon thấp. Vì vậy mà dòng thép này có mặt trong nhiều công trình công nghiệp nặng, có khả năng chịu lực lớn. Điển hình như cầu đường, đóng tàu, cơ khí chế tạo máy …
  • Độ bền nóng và chịu ăn mòn cao hơn nên nó cũng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực, điển hình là sản xuất nội thất, đồ gia dụng, cơ khí chế tạo máy.
  • Bề mặt sản phẩm sáng bóng và có độ bền cao. Vì đặc điểm đó cho nên những sản phẩm mà nó tạo thành mang đến vẻ đẹp sang trọng và thẩm mỹ. 

2. Thành phần inox

2.1 Sắt – Fe

Sắt là một trong những nguyên tố chính giúp cấu tạo nên. Xét về bản chất thì inox là hợp kim của sắt.

Kim loại được sản xuất nhiều nhất trên thế giới chính là sắt. Sắt được ứng dụng hầu hết mọi lĩnh vực nhờ sở hữu các đặc tính tốt về chịu lực, độ dẻo, độ cứng… mà không phải kim loại nào cũng làm được. 

2.2 Carbon – C

Carbon - C là thành phần quan trọng của bởi nó mang lại khả năng chống ăn mòn. Carbon có mặt trong nhiều loại thép inox khác nhau và hàm lượng thường ở mức thấp. 

Carbon là một trong các thành phần của inox 

Carbon là một trong các thành phần của inox

2.3 Crom – Cr

Crom là nguyên tố không thể thiếu trong bất kỳ loại inox nào bởi đây là nguyên tố phản ứng cao, tạo nên bản chất “trơ”. Ngoài ra nó còn có tác dụng ngăn chặn hiện tượng gỉ sét, ăn mòn trên các loại thép carbon không có tấm bảo vệ bên ngoài. Hàm lượng crom trong thép inox càng cao thì khả năng chống lại gỉ sét càng lớn.

2.4 Niken – Ni

Thành phần của inox phải kể đến tiếp theo là niken. Niken là hợp kim thép không gỉ Austenitic (nhóm 3XX), nhờ vậy mà nhóm thép này có độ dẻo dai cao, độ bền tốt.

Bên cạnh đó, niken góp phần rất lớn vào tính chất của thép là tác dụng từ kém vì niken là chất không có từ tính. Đồng thời, thành phần niken trong inox cũng giúp không bị ảnh hưởng bởi các loại axit, nhất là axit Sunfuric H2SO4.

2.5 Mangan – Mn

Mangan là nguyên tố thay thế cho niken ở các loại thép mác 2XX. Thành phần của inox này giúp khử oxy hóa ở thép không gỉ và làm ổn định thép Austenitic. 

2.6 Mo – Molypden

Molypden được xem như thành phần phụ gia được thêm vào những nhóm inox chứa bộ ba nguyên tố Cr – Fe – Ni giúp chống ăn mòn cục bộ và ăn mòn kẽ nứt. Đồng thời Mo giúp inox hoạt động tốt trong môi trường clorua. Hàm lượng Mo càng cao thì khả năng chống chịu clorua của inox càng tốt. 

Molypden giúp inox hoạt động tốt trong môi trường clorua

Molypden giúp inox hoạt động tốt trong môi trường clorua

3. Nguồn gốc của inox

Ngày nay, inox là cái tên quen thuộc với mọi gia đình và có mặt trong hầu hết lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên, khi hỏi về nguồn gốc của thép inox thì rất ít người biết. Quá trình hình thành và phát triển trải qua các mốc sau đây:

Inox được sáng chế lần đầu vào năm 1913 do chuyên gia người Anh Hary Brrearley. Hary Brrearley là nhà nghiên cứu học nổi tiếng tại xứ sở sương mù, ông luôn khao khát tạo ra một loại thép có khả năng chống mài mòn cao. Trong quá trình nghiên cứu và sáng chế, ông đã tăng hàm lượng crom và giảm hàm lượng carbon để tạo ra một sản phẩm đặc biệt, ít bị tác động bởi môi trường bên ngoài.

Dựa trên nghiên cứu này của Hary Brrearley, hãng thép Đức không ngừng cải tiến để cho ra loại thép chống ăn mòn và oxy hóa. Từ đó cho ra đời hai mã thép 300 và 400 nhưng sản phẩm này vẫn chưa đạt yêu cầu đặt ra ban đầu.

Kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai, Hatfield - một chuyên gia người Anh tiếp tục nghiên cứu và phát triển trên nền tảng hai mã thép do Đức sản xuất. Bằng cách thay đổi tỉ lệ của crom và niken, ông tạo ra một loại thép hoàn toàn mới. Đó chính là loại thép không gỉ 304 mà chúng ta biết tới ngày nay.

Hatfield là người tạo ra thép không gỉ mà chúng ta gọi là inox 304

Hatfield là người tạo ra thép không gỉ mà chúng ta gọi là inox 304

Trong vòng 100 năm trở lại đây, thép không gỉ được ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành như dân dụng, công nghệ, xây dựng, y tế nhờ khả năng chống ăn mòn cao, độ bền lớn. Tuy vậy giá thành inox khá cao nên trong nhiều lĩnh vực, để tiết kiệm chi phí mà vẫn mang lại tuổi thọ cao cho sản phẩm, nhà sản xuất lựa chọn phủ inox lên bề mặt của thiết bị.

Mỗi lĩnh vực lại ứng dụng những mã thép không gỉ khác nhau, tùy vào mục đích và nhu cầu sử dụng mà người dùng cần nắm được thông số và bản chất từng loại. Cho đến ngày nay, các loại thép inox đã được sử dụng rất phổ biến. Nó đã tạo nên bước đột phá trong ngành xây dựng và đồ dùng gia dụng, nội thất ... Dưới đây là những phân tích cụ thể tiếp theo của chúng tôi.

4. Inox có mấy loại và cách phân biệt các loại

Có bao nhiêu loại inoxcách phân biệt các loại inox khác nhau là băn khoăn của rất nhiều người. Khi nắm được các loại inox khác nhau cũng như cách phân biệt giúp người dùng sử dụng inox vào đúng mục đích. Dưới đây là hai cách phân loại inox: phân loại theo hình dáng và phân loại theo thành phần của inox.

4.1 Phân biệt các loại inox theo hình dáng phổ biến

 – Inox dạng tấm 304

Inox dạng tấm 304 hay còn được gọi là thép không gỉ 304 được sử dụng rộng rãi trên khắp thế giới. Với đặc tính vượt trội và đáp ứng hầu như mọi nhu cầu của người dùng nên inox dạng tấm 304 đang rất được ưa chuộng hiện nay. 

Dạng tấm 304 được cắt ra từ các dải thép nguyên liệu, sau đó được cán mỏng để cho ra thành phẩm có chiều dài, bề rộng và độ dày xác định. Nhờ hàm lượng niken và crom trong inox 304 cao: hàm lượng niken từ 8 - 10,5% trọng lượng và hàm lượng crom chiếm 18 - 20% trọng lượng mà tấm inox này có khả năng chống ăn mòn tuyệt vời. Đồng thời khả năng chịu nhiệt của dạng tấm cũng cực kỳ tốt.

Dạng tấm được ứng dụng trong ngành chế biến thực phẩm, sản xuất rượu bia, ngành xây dựng, ngành dệt may, làm thùng chứa hóa chất, dùng làm các loại hạt, bu lông…

Inox dạng tấm 304

Inox dạng tấm 304

 – Inox dạng hộp

Inox dạng hộp hay còn được gọi là hộp inox, được chế tạo từ thép không gỉ với nhiều kích thước khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Dựa theo mục đích, nhu cầu sử dụng, inox dạng hộp được chia thành hai loại để ứng dụng trong hai lĩnh vực khác nhau: inox hộp vuông dùng trong dân dụng và inox hộp vuông dùng trong công nghiệp.

  • Trong dân dụng: dạng hộp được ứng dụng để làm sản phẩm gia dụng, nội ngoại thất, trang trí nhà cửa
  • Trong công nghiệp, dạng hộp dùng trong nhà máy hóa chất, công nghiệp hàng hải, dầu khí, đóng tàu...

Mỗi loại hộp inox sẽ dùng các mác thép khác nhau, trong đó hộp inox 304 và 316 có chất lượng cao nhất nên được dùng trong các công trình đòi hỏi độ bền lâu dài.

 – Thanh V Inox

Loại inox tiếp theo được xếp vào tiêu chí phân loại theo hình dạng là thanh V inox. Đúng như tên gọi, thanh V inox gồm hai cạnh tạo với nhau một góc giống như chữ V nên được gọi là thanh V inox. 

Thanh V inox chia thành hai loại: thanh V đúc và thanh V dập. Thanh V đúc inox được làm từ inox 201 hoặc 304, được sản xuất từ các nhà máy sản xuất vật liệu inox nên có cạnh thẳng và nhọn. Còn thanh V dập được dập lại từ các tấm inox hoặc được cắt ra từ các cuộn inox nên độ thẳng và nhọn không được như thanh V đúc. 

Thanh V có đặc điểm là độ dẻo dai vượt trội, bền bỉ trong môi trường chứa tạp chất, dễ bị ăn mòn, dễ gia công, giá thành tốt nên được sử dụng rất phổ biến.

Thanh V inox dễ gia công, giá thành tốt

Thanh V inox dễ gia công, giá thành tốt

 – Cây Inox đặc

Cây inox đặc được sử dụng trong gia công và chế tạo. Hình dạng của cây inox đặc có thể là hình tròn, hình lục giác hoặc hình vuông với kích thước từ 3.0mm đến 250mm. Nhờ độ cứng cao và khả năng chịu lực tốt mà cây inox đặc được ứng dụng làm trục chính thiết bị máy móc ngành công nghiệp.

Thành phần của inox dạng cây đặc có niken và crom giúp ngăn chặn quá trình oxy hóa và mang lại tuổi thọ rất cao cho sản phẩm. Dưới đây là một số loại cây inox đặc trên thị trường hiện nay:

  • Cây đặc vuông: có mặt cắt tiết diện hình vuông, đường kính từ 2mm – 180mm, được dùng chủ yếu trong chế tạo máy móc. 
  • Cây đặc tròn: có mặt cắt tiết diện hình tròn, thông số giống như cây inox đặc vuông. Kết cấu của nó là một khối đặc kín, không có khoảng trống bên trong. Cây inox này được ứng dụng trong chế tạo ốc vít, đai, thanh trục, bu lông, tiếp nối các thành phần.
  • Cây đặc dẹt: là khối dài, dạng dẹt, tiết diện mặt cắt là hình chữ nhật.
  • Cây đặc hình thang: mặt cắt tiết diện hình thang, giúp cấu tạo nên những chi tiết khó.
  • Cây đặc lục giác: tiết diện mặt cắt của cây inox này có hình lục giác, chuyên để sản xuất các khớp máy móc, giúp chúng kết nối chắc chắn, không bị trơn trượt, thay đổi vị trí.
  • Cây gai: tương tự như thép gai xây dựng nhưng được sản xuất theo đơn đặt hàng để đạt thông số chuẩn nhất.

 – Inox ống

Inox ống được sản xuất dưới dạng tròn hoặc thuôn, hàng loại 1 được sản xuất theo tiêu chuẩn Mỹ, Nhật hoặc châu Âu cho độ bền cực cao và chống ăn mòn tốt. Hàng inox ống loại 2 có giá thành rẻ và chất lượng kém hơn hàng loại 1, các thông số có thể bị sai lệch trong quá trình sản xuất. Hiện có nhiều loại ống khác nhau tùy vào mác thép sử dụng để sản xuất ống: ống inox 304, ống inox 316, ống inox 201, ống inox 430…

Inox ống dạng tròn

Inox ống dạng tròn

 – Inox cuộn

Inox cuộn được gia công thành dạng cuộn gồm cuộn 304/304L hàng cán nóng và cán nguội. Chúng được sử dụng phổ biến trong sản xuất dân dụng và công nghiệp: sản xuất đồ gia dụng, nội thất, gia công cơ khí, thực phẩm, đóng tàu, thủy sản...

– Inox màu

Inox màu được sản xuất theo công nghệ mạ chân không PVD hiện đại, cho ra thành phẩm có màu đa dạng: màu đen, màu đồng, màu vàng… giúp đáp ứng đa dạng nhu cầu trang trí nhà cửa, nội ngoại thất hiện nay.

Công nghệ PVD là công nghệ mạ chân không có những ưu điểm nổi bật so với sơn tĩnh điện truyền thống: sản phẩm bền đẹp, tính thẩm mỹ cao, không bị gỉ sét, dễ dàng lau chùi. Có hai loại ống inox màu là ống inox màu trơn và ống inox hoa văn, phục vụ tốt nhất yêu cầu của khách hàng.

4.2 Phân loại inox theo thành phần thép cấu thành

 – Austenitic (SUS 304, 301, 306, 310, 312,…)

Austenitic là loại inox thông dụng nhất, các dòng mác thép phải kể đến là SUS 301, 304, 304L, 310s, 316, 316L, 321… Loại inox này chứa ít nhất 16% crom, ít nhất 7% niken và carbon 0.08% max. Thép không gỉ Austenitic không hoặc nhiễm rất ít từ, mềm dẻo, dễ uốn, dễ hàn, chống ăn mòn tốt. Được ứng dụng làm đồ inox gia dụng, vật liệu xây dựng, làm bình chứa…

Thép không gỉ Austenitic

Thép không gỉ Austenitic

 – Martensitic

Martensitic chứa khoảng 11 - 13% hàm lượng crom. Martensitic có ưu điểm chịu lực tốt, độ cứng cao, khả năng chống ăn mòn tương đối. Loại này được ứng dụng trong chế tạo lưỡi dao, cánh tua bin.

 – Ferritic (SUS 430, 410, 409)

Ferritic có tính chất cơ lý như thép mềm nhưng khả năng chống ăn mòn cao hơn thép mềm. Inox Ferritic chứa 12 - 17% crom, được ứng dụng trong kiến trúc, làm đồ gia dụng.

 – Austenitic-Ferritic (Duplex) (LDX 201, SAF 204, 205, 253)

Inox Duplex chứa Niken ít hơn nhiều so với Austenitic. Độ bền và khả năng chịu lực cao nên loại thép Duplex được ứng dụng trong ngành công nghiệp hóa dầu, sản xuất bột giấy, sản xuất giấy, chế tạo tàu biển…

5. Đặc tính của các loại inox 

Nhóm hợp kim

Từ tính

Tốc độ hóa bền rèn

Khả năng chịu ăn mòn

Khả năng hóa bền

Austenit

Không 

Rất cao

Cao

Rèn nguội

Duplex

Trung bình

Rất cao

Không

Ferrit

Trung bình

Trung bình

Không

Martensit

Trung bình

Trung bình

Tôi và Ram

Hóa bền tiết pha

Trung bình

Trung bình

Hóa già

Bảng đặc tính các loại inox

6. Bảng so sánh khả năng giữa các loại thép không gỉ

Thép không gỉ có nhiều loại khác nhau. Các thành phần trong thép inox có tỷ lệ khác nhau sẽ tác động đến đặc tính, khả năng khác nhau của từng dòng sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về từng loại thép không gỉ, hãy cùng tìm hiểu qua bảng so sánh sau đây:

 

Từ tính

Tốc độ hoá bền rèn

Chịu ăn mòn

Khả năng hoá bền

Austenit

Không

Rất cao

Cao

Rèn nguội

Duplex

Trung bình

Rất cao

Không

Ferrit

Trung bình

Trung bình

Không

Martensit

Trung bình

Trung bình

Tôi và Ram

 

Tính dẻo

Làm việc ở nhiệt độ cao

Làm việc ở nhiệt độ thấp

Tính hàn

Austenit

Rất cao

Rất cao

Rât tốt

Rất cao

Duplex

Trung bình

Thấp

Trung bình

Cao

Ferrit

Trung bình

Cao

Thấp

Thấp

Martensit

Thấp

Thấp

Thấp

Thấp

Hoá bền tiết pha

Trung bình

Thấp

Thấp

Cao

Mác Inox

Độ bền

Chống ăn mòn

Từ tính

Tính hàn

Giá thành

201

Trung bình

Cao

Có (yếu)

Cao

Thấp

304

Cao

Cao

Không (ít)

Cao

Cao

430

Trung bình

Trung bình

Có (mạnh)

Thấp

Thấp (nhất)

316

Rất cao

Rất cao

Không

Cao

Cao (nhất)

7. Những loại thép không gỉ (inox) phổ biến trên thị trường Việt Nam

Thị trường Việt Nam trong thời gian qua cũng rất thịnh hành các dòng thép không gỉ. Chúng được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, chế tạo động cơ, máy móc, thiết bị vệ sinh, thiết bị y tế, nội thất, gia dụng … Sau đây là một số loại thép inox phổ biến.

7.1 Thép không gỉ 201 (Inox 201)

Chúng ta nghe nói nhiều đến inox 201. Trong số các loại thép inox thì 201 được đánh giá thấp hơn về chất lượng. Giá thành của chúng cũng thấp nhất. Rất khó phân biệt chúng với inox 304 qua cảm quan bên ngoài. Sau đây là đặc điểm của nó:

Thành phần hóa học:

  • 4.5% Niken
  • 7.1% Manga
  • 18% Crom
  • Sắt
  • 1 số thành phần khác.

Inox 201

Các dạng thành phẩm:

Dòng inox này có độ sáng bóng và nhẹ hơn các dòng khác cho nên nó thường được ứng dụng trong các hạng mục sau đây:

  • Dùng làm đồ gia dụng: Bếp, chảo, nồi, chén, đĩa, chậu, rổ …
  • Đồ dùng nội thất, trang trí.

7.2 Thép không gỉ 304 (Inox 304)

Inox 304 còn được gọi là dạng inox phổ biến và cao cấp hơn so với dòng inox 201 trên đây. Với độ dày, sáng bóng, nó rất được ưa chuộng và ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình.

Thành phần hóa học:

  • 10% Niken
  • 18% Crom
  • Sắt
  • Các thành phần khác

Các dạng thành phẩm:

Inox 304 được sử dụng làm các dụng cụ, sản phẩm sau đây:

  • Đồ dùng nhà bếp
  • Đồ nội thất
  • Dụng cụ y tế
  • Chi tiết máy móc cơ khí

7.3 Thép không gỉ 316 (Inox 316)

Trong số các loại inox phổ biến tại Việt Nam thì inox 316 cũng được sử dụng rất nhiều. Sản phẩm là lựa chọn hàng đầu trong ứng dụng đời sống và sản xuất. Sau đây là một số đặc điểm của nó.

Thép không gỉ được sử dụng trong sản xuất một số bộ phận của máy bay

Thành phần hóa học:

  • Crom
  • Niken
  • Molybdenum

Các dạng thành phẩm:

Inox 316 cũng có những tính chất như inox 304. Đó là: độ cứng, độ bền cao, không gỉ sét, khả năng chống ăn mòn cao hơn inox 304. Đặc biệt nó có thể chịu nhiệt lên đến 500 độ C . Dòng vật liệu này được ứng dụng trong các hạng mục:

  • Chế tạo động cơ máy bay, máy móc cơ khí
  • Sản xuất thiết bị y tế, dụng cụ đi biển...

7.4 Thép không gỉ 430 (Inox 430)

Thép inox 430 là một thép không gỉ crôm, thuộc nhóm thép Ferit. Vật liệu này không cứng nhưng có khả năng chống ăn mòn nhẹ và chống oxy hóa ở nhiệt độ cao. Nhờ đặc tính nổi bật này mà người ta cho phép sử dụng nó trong các ứng dụng hóa học cụ thể. Trong ngành công nghiệp, đây là vật liệu không thể thiếu. các thành phần thiết bị và ô tô đại diện cho các lĩnh vực ứng dụng lớn nhất của mác thép này.

Thành phần hóa học

  • Crom
  • Mangan
  • Niken
  • Sắt
  • Thành phần khác

Các dạng thành phẩm:

Vì những đặc điểm nổi bật riêng có cho nên inox 430 được sử dụng trong một số lĩnh vực đặc thù. Đó là:

  • Ngành công nghiệp chế tạo ô tô.
  • Ngành sản xuất điện tử, điện lạnh
  • Ống khói
  • Bánh răng, chốt, trục, ốc vít … trong các máy móc, thiết bị động cơ.

Thép inox ứng dụng trong công nghiệp ô tô

Tìm hiểu thêm: Inox 410 là gì? Loại inox 410 có tốt không?

8. Ứng dụng của inox trong đời sống hiện nay

Nhờ những ưu điểm tuyệt vời mà inox được ứng dụng rất rộng rãi trong đời sống. Những sản phẩm làm từ inox phải kể đến là:

Bàn inox

Bạn có thể nhìn thấy bàn inox ở khắp mọi nơi: trong quán ăn, nhà hàng, trung tâm hội nghị, tiệc cưới, bệnh viện, phòng chờ, phòng họp, trường học. Bàn inox mang lại độ bền và tính thẩm mỹ cao, khối lượng nhẹ nên dễ di chuyển, gấp gọn. Nhờ khả năng mềm dẻo, dễ gia công, uốn ép của inox nên bàn inox đa dạng mẫu mã, giá thành.

Bàn inox dễ gập gọn, lau chùi và vệ sinh

Bàn inox dễ gập gọn, lau chùi và vệ sinh

Ghế inox

Ghế inox cũng là một ứng dụng tuyệt vời của loại vật liệu này. Các sản phẩm ghế inox: ghế  tròn, ghế  đôn, ghế xếp, ghế cao… Ghế inox thường được sử dụng trong nhà hàng, trường học, bệnh viện, quán ăn. Thường thì ghế được thiết kế để tối ưu không gian, diện tích nên được xếp gọn và có thể chồng lên nhau. Đây là sản phẩm được nhiều khách hàng lựa chọn bởi giá thành rẻ, độ bền cao.

Giường inox

Sản phẩm tiếp theo là giường inox. Giường ngủ là nội thất quan trọng không thể thiếu trong mỗi gia đình. Một chiếc giường ngủ chất lượng mang lại giấc ngủ ngon cho bạn và người thân. Giường inox có ưu điểm giá thành phải chăng, quá trình gia công, lắp đặt dễ dàng, độ bền cao, mẫu mã đa dạng, dễ dàng vệ sinh và phù hợp nhiều kiểu không gian khác nhau nên nhiều người lựa chọn.

Ghế băng chờ inox

Ghế băng chờ là thiết bị quen thuộc tại những nơi công cộng như trung tâm thương mại, khu mua sắm, vui chơi, bệnh viện. Ghế băng chờ làm từ inox là lựa chọn hàng đầu bởi nó mang lại tính thẩm mỹ, sự sang trọng cho không gian. 

Bàn ghế tiệc cưới

Inox còn được ứng dụng làm bàn ghế tiệc cưới vì chúng có khối lượng khá nhẹ, mẫu mã đa dạng vì thế bàn ghế tiệc cưới làm từ inox được rất nhiều khách hàng ưa chuộng. Giá thành mua/thuê bàn ghế tiệc cưới bằng inox cũng phải chăng, phù hợp túi tiền của đa số khách hàng.

Thang ghế inox

Thang ghế inox là thiết bị quen thuộc trong mọi gia đình, giúp bạn cất dọn đồ đạc, trang trí, dọn dẹp nhà cửa dễ dàng và an toàn. Ngoài ra nó còn được dùng để làm vườn, lau kính, thay bóng đèn, thắp hương, dùng trong siêu thị để sắp xếp hàng hóa… Thang ghế mang lại độ chắc chắn cao, khối lượng không đáng kể nên dễ dàng mang vác, di chuyển.

Inox thực sự là vật liệu được ứng dụng rất rộng rãi và rất cần thiết trong đời sống hiện nay. Nếu bạn đang tìm một địa chỉ chuyên cung cấp các sản phẩm từ inox thì Nội Thất Đại Ngân là một gợi ý rất đáng tham khảo. 

Công ty TNHH SX TM DV Nội Thất Đại Ngân có nhiều năm kinh nghiệm trong sản xuất bàn ghế inox, trang thiết bị nội thất từ inox, là đối tác hàng đầu của nhiều trường học, bệnh viện, nhà hàng, siêu thị. Tất cả nguyên vật liệu đều là hàng cao cấp, được nhập khẩu từ nước ngoài, có giấy tờ kiểm chứng chất lượng đầy đủ. Chúng tôi cam kết hàng chuẩn chất lượng, đúng mẫu mã theo yêu cầu của khách hàng và giá thành hợp lý nhất thị trường.

Hi vọng những thông tin về inox, thành phần của inox và cách phân biệt các loại inox trên thị trường của chúng tôi hữu ích với bạn. Nếu bạn có nhu cầu mua sắm các sản phẩm từ inox cao cấp, ghé thăm website của chúng tôi https://noithatdaingan.vn hoặc liên hệ theo hotline 0907113779 để được tư vấn miễn phí.

CÔNG TY TNHH SX TM DV NỘI THẤT ĐẠI NGÂN

  • Trụ sở chính: 262/37 Liên Khu 4/5, P. Bình Hưng Hòa B, Q. Bình Tân, HCM
  • Địa chỉ xưởng: F2/20G Đường 6A, Ấp 6A, Xã Vĩnh Lộc B, Huyện Bình Chánh, HCM
  • Hotline: +84-963721931 - 0907113779
  • Website: https://noithatdaingan.vn/
  • Email: noithatdaingan@gmail.com
Bùi Đình Ninh

Bùi Đình Ninh trải qua 4 năm làm việc và học tập tại các công ty hàng đầu về thép, inox,..tôi nhận thấy được sự đam mê của mình về những kim loại này. Bắt đầu từ vị trí nhân viên giám sát, áp dụng kinh nghiệm làm việc thực tiễn tôi dần khẳng định và đem về cho Doanh Nghiệp nhiều sản phẩm chất lượng hơn.
 

Bùi Đình Ninh

MỌI THẮC MẮC VÀ YÊU CẦU CẦN HỖ TRỢ TỪ ĐẠI NGÂN.VUI LÒNG LIÊN HỆ ĐẾN SỐ:

HCM:

0987 721 931 0963 721 931 0907 113 779

Chúng tôi hân hạnh phục vụ!