DANH MỤC SẢN PHẨM
#Tủ An Toàn Sinh Học Là Gì? Cấu Tạo Và Phân Biệt Loại Tủ Này
Nội dung bài viết:
Trong các phòng thí nghiệm thì tủ an toàn sinh học là một loại tủ cơ bản giúp bảo vệ môi trường và nhân viên vận hành ở trong phòng thí nghiệm. Vậy loại tủ này là gì? Có cấu tạo ra sao và cách để phân biệt loại tủ này thế nào?
Ngay bây giờ chúng ta hãy cùng Nội thất Đại Ngân khám phá qua bài viết dưới đây nhé.
1. Tủ an toàn sinh học là gì?
Tủ an toàn sinh học là một loại tủ kín được thiết kế giúp không khí ở bên trong đối lưu tốt và thường được sử dụng khi nhân viên phòng thí nghiệm thao tác với các loại sinh vật gây bệnh để bảo vệ sự an toàn về sức khỏe của họ. Loại tủ này còn được biết đến với tên gọi là thiết bị làm sạch môi trường ở xung quanh nhờ vào màng lọc HEPA giúp loại bỏ toàn bộ vi khuẩn và vi rút độc hại.
Nhờ vào chức năng này mà loại tủ này được ứng dụng rất nhiều ở trong các lĩnh vực phòng thí nghiệm cần phải có một môi trường sạch. Chẳng hạn như nghiên cứu lâm sàng virus, tế bào thực vật, tế bào động vật, dược phẩm, các mẫu thực phẩm…
2. Cấu tạo của tủ an toàn sinh học
Hiện nay trên thị trường tủ an toàn sinh học được chia thành nhiều loại khác nhau tuy nhiên nhìn chung thì loại tủ này được cấu tạo từ các bộ phận chính chẳng hạn như:
-
Bộ đối lưu.
-
Thân tủ.
-
Mặt bàn làm việc.
-
Tấm kính.
-
Chân tủ…
-
Tuy nhiên bộ phận quan trọng nhất của tủ chính là hệ thống màng lọc HEPA.
Màng lọc HEPA còn được gọi là bộ lọc hạt không khí hiệu quả cao hay bộ lọc bắt giữ hạt hiệu quả cao. Đây là bộ lọc được sản xuất dạng sợi giúp chúng ta có thể loại bỏ các hạt từ không khí khi đi qua chúng. Thiết kế bộ lọc HEPA bao gồm một khung gỗ hoặc khung kim loại có chứa một dải sợi xenlulo hoặc sợi borosilicate dài, gấp khúc. Sản phẩm màng lọc HEPA đạt chuẩn phải có khả năng loại bỏ toàn bộ 99,97% các loại hạt có kích thước 0,3um
Cơ chế loại bỏ dòng khí sinh học của bộ lọc HEPA cụ thể như sau:
-
Thông qua tác động trực tiếp với các sợi đã giúp lọc các hạt chuyển động nhanh.
-
Nhờ vào hiệu ứng căng khi các hạt bị kẹt ở giữa hai sợi đã giúp loại bỏ các hạt lớn.
-
Nhờ vào cách đánh chặn đã loại bỏ các hạt nhỏ hơn.
-
Các hạt nhỏ được chuyển động theo chuyển động đối lưu khí đồng thời loại bỏ chúng bằng cách khuếch tán khi được tiếp xúc với sợi.
-
Các hạt mang điện tích âm (một số loại virus) được loại bỏ bằng cách sử dụng lực hút tĩnh điện đối với điện tích hơi dương của các sợi.
3. Phân loại tủ an toàn sinh học
Theo trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa bệnh của Mỹ (CCDC) đã phân chia tủ an toàn sinh học thành 3 cấp, các cấp độ sẽ được phân loại dựa theo 2 cách đó là:
Mức độ bảo vệ con người và môi trường xung quanh.
Mức độ bảo vệ mẫu.
Cụ thể như sau:
3.1. Tủ an toàn sinh học cấp 1
Tủ an toàn sinh học cấp 1 là sản phẩm có khả năng bảo vệ cho người sử dụng và môi trường xung quanh. Tuy nhiên tủ không có khả năng bảo vệ mẫu vì thế khi dòng khí lưu thông qua tủ có thể gây ra hiện tượng mẫu bị nhiễm bẩn.
Tủ an toàn cấp 1 này có nguyên lý hoạt động cụ thể như sau: Không khí từ bên ngoài môi trường sẽ được quạt hút hút vào trong tủ. Lúc này không khí sẽ trực tiếp đi vào bên trong khu vực thao tác. Tiếp theo, thông qua màng lọc HEPA, không khí được làm sạch và cuối cùng là thải ra ngoài môi trường.
3.2. Tủ an toàn sinh học cấp 2
Mẫu tủ an toàn sinh học cấp 2 là mẫu tủ vừa có khả năng bảo vệ môi trường xung quanh lại vừa bảo vệ mẫu cũng như người thực hiện thao tác. Sở dĩ tủ cấp 2 có khả năng này là tất cả không khí khi đi vào và đi ra tủ đều sẽ thông qua màng lọc HEPA.
Tủ cấp 2 là sản phẩm tủ an toàn sinh học phổ biến nhất ở trên thị trường và chúng được thiết kế đạt theo tiêu chuẩn quốc tế NSF. Và hiện nay ở trên thị trường thì tủ an toàn cấp 2 được chia thành 4 loại như sau:
-
Tủ cấp 2 loại A1.
-
Tủ cấp 2 loại A2.
-
Tủ cấp 2 loại B1.
-
Tủ cấp 2 loại B2.
Trong đó:
-
Tủ A1 là loại tủ có mức độ bảo vệ thấp nhất và có khả năng tuần hoàn 70% không khí với vận tốc hút 0.8m/giây.
-
Tủ A2 là dòng tủ sử dụng phổ biến nhất. Vận tốc hút của tủ 0.51m/giây, tuần hoàn 70% không khí và 30% khí thải ra.
-
Tủ B1 có tỉ lệ khí xả 70% và tỉ lệ khí tuần hoàn là 30%
-
Tủ B2 có khả năng bảo vệ tốt nhất. Không có sự tuần hoàn khí, 100% lượng khí thải ra ngoài. Tất cả bụi bẩn và không khí ô nhiễm sinh học dưới áp suất âm được thải ra ngoài. Tốc độ hút nhỏ nhất là 0.51m/giây.
3.3. Tủ an toàn sinh học cấp 3
Tủ sinh học cấp 3 là mẫu tủ mang tới sự bảo vệ tối đa cho môi trường, con người và mẫu thí nghiệm. Tủ là một hệ thống kín với tất cả vật liệu đi vào hoặc đi ra đều được trải qua hệ thống tiệt trùng. Thông thường thì mẫu tủ này chỉ sử dụng ở các phòng thí nghiệm có mức độ độc hại cao cùng với có chưa nhiều tác nhân gây nguy hiểm.
Do vậy để lựa chọn được mẫu tủ an toàn sinh học đúng nhất thì khách hàng cần phải xem xét thật kỹ lưỡng và lựa chọn mẫu tủ có cấp độ phù hợp nhất với nhu cầu cũng như điều kiện làm việc của mình.
Trên đây là những thông tin về tủ an toàn sinh học mà nội thất Đại Ngân muốn chia sẻ với quý khách hàng. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm, cấu tạo cũng như cách phân loại của một loại tủ đặc biệt này nhé.
KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI
MỌI THẮC MẮC VÀ YÊU CẦU CẦN HỖ TRỢ TỪ ĐẠI NGÂN.VUI LÒNG LIÊN HỆ ĐẾN SỐ:
HCM:
0987 721 931 0963 721 931 0907 113 779Chúng tôi hân hạnh phục vụ!