DANH MỤC SẢN PHẨM
Tổng hợp kinh nghiệm mở quán ăn cho người mới khởi nghiệp

Nội dung bài viết:
- 1. Mở quán ăn cần những gì?
- 2. 12 bước cần nắm trong kinh nghiệm mở quán ăn
- 2.1 Xác định loại quán ăn bạn muốn kinh doanh
- 2.2 Liệt kê đối thủ cạnh tranh
- 2.3 Thành lập và đăng ký tên công ty
- 2.4 Cân nhắc về vốn
- 2.5. Lựa chọn địa điểm mở quán có giao thông thuận lợi
- 2.6 Xin giấy phép kinh doanh và các loại giấy tờ cần thiết khác
- 2.7 Kiểm tra vệ sinh và thiết bị phòng cháy
- 2.8 Đầu tư vật dụng
- 2.9 Liên hệ nhà cung cấp thực phẩm
- 2.10 Tuyển dụng và đào tạo nhân sự
- 2.11 Thiết kế menu đa dạng và bắt mắt
- 2.12 Định vị thương hiệu riêng
- 3. Các lỗi thường mắc phải khi bắt đầu mở quán ăn
- 3.1 Không lên kế hoạch kinh doanh cụ thể
- 3.2 Chọn vị trí kinh doanh không phù hợp
- 3.3 Nguồn vốn hạn hẹp
- 3.4 Bảo lưu ý tưởng cho riêng mình
- 3.5 Chỉ tập trung vào những điều bạn thích
Mô hình kinh doanh dịch vụ ăn uống luôn là lĩnh vực tiềm năng nên được rất nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên để kinh doanh thành công lại không hề đơn giản và không phải ai cũng làm được. Hãy cùng Nội thất Đại Ngân tham khảo những kinh nghiệm mở quán ăn trong bài viết sau đây để học hỏi bí quyết kinh doanh thành công nhé.
1. Mở quán ăn cần những gì?
Nhu cầu ăn uống là vô hạn và chưa bao giờ giảm vì vậy kinh doanh quán ăn trở thành lĩnh vực thu hút được rất nhiều nhà đầu tư.
Mở quán ăn cần những gì?
Vậy khi mở quán ăn cần những gì? Những vấn đề khi mở quán ăn bạn cần quan tâm đó chính là:
-
Lựa chọn loại hình quán ăn
-
Lên kế hoạch mở quán ăn chi tiết, cụ thể
-
Phân tích đối thủ cạnh tranh
-
Chuẩn bị thủ tục để đăng ký kinh doanh
-
Chuẩn bị về vốn, địa điểm kinh doanh
-
Chuẩn bị nhân lực, thiết bị, đồ dùng cần thiết,…
Để giúp các bạn chuẩn bị tốt nhất cho việc kinh doanh của mình Nội thất Đại Ngân chia sẻ những kinh nghiệm trong việc mở quán ăn ở phần tiếp sau đây.
2. 12 bước cần nắm trong kinh nghiệm mở quán ăn
2.1 Xác định loại quán ăn bạn muốn kinh doanh
Vấn đề quan trọng đầu tiên đối với những ai đang có dự định mở quán ăn đó là cần xác định được loại quán ăn mà mình muốn kinh doanh là gì? Bạn cần xem xét và quyết định loại thức ăn muốn kinh doanh cùng với giá bán cho thực đơn của quán.
Một trong các mô hình kinh doanh ăn uống được ưa chuộng nhất hiện nay là mở quán ăn nhỏ. Mô hình này phù hợp với những người có vốn ban đầu thấp và mới bắt đầu khởi nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm.
Mở quán ăn nhỏ cần những gì? Quán ăn nhỏ được biết đến là loại hình kinh doanh an toàn không cần số vốn quá lớn và chỉ cần biết cách kinh doanh, học hỏi thêm kinh nghiệm là có thể kiếm được lợi nhuận cao. Trên thực tế đã có rất nhiều nhà đầu tư thành công với mô hình mở quán ăn nhỏ thu về lợi nhuận ngày càng lớn.
2.2 Liệt kê đối thủ cạnh tranh
Bước thứ 2 khi muốn mở quán ăn đó là phải liệt kê các đối thủ cạnh tranh trong khu vực bạn muốn mở quán ăn. Trong đó bạn cần liệt kê cụ thể những đối thủ trực tiếp chính là các quán ăn đang phục vụ cùng loại đồ ăn mà bạn sẽ kinh doanh và các đối thủ gián tiếp là những quán phục vụ loại đồ ăn khác.
Sau khi liệt kê bạn tiếp tục phân tích các điểm mạnh và điểm yếu của đối thủ để tích lũy kinh nghiệm đồng thời xây dựng chiến lược kinh doanh hiệu quả giúp công việc kinh doanh thuận lợi, thành công.
2.3 Thành lập và đăng ký tên công ty
Một kinh nghiệm quan trọng mở quán ăn dành cho những người mới bắt đầu lập nghiệp đó là nên thành lập và đăng ký tên công ty. Bởi vì điều này sẽ giúp bảo vệ tài sản cá nhân của bạn tránh khỏi những món nợ ngân hàng. Bên cạnh đó thành lập công ty là cách để bảo vệ thương hiệu mà bạn xây dựng đồng thời đảm bảo giá trị pháp lý.
Đăng ký kinh doanh khi mở quán ăn
2.4 Cân nhắc về vốn
Kinh doanh quán ăn nhỏ cần bao nhiêu vốn? Đây là câu hỏi được những người kinh doanh quán ăn đặc biệt quan tâm. Vấn đề về vốn rất quan trọng do đó bạn cần tính toán thật cẩn thận, kỹ càng và chính xác dựa trên quy mô của quán ăn mà bạn dự định kinh doanh.
Các khoản chi phí cần thiết phục vụ cho việc kinh doanh gồm có chi phí mặt bằng, chi phí nguyên vật liệu, chi phí thuê nhân viên, chi phí trang trí,…Từ đó bạn có thể xác định được số vốn ban đầu cần có để khởi nghiệp hoặc cần phải huy động thêm nguồn vốn. Tính toán chi phí đầu tư ban đầu và sau khi quán đi vào hoạt động thêm nữa cần có thêm khoản kinh phí dự trù. Bên cạnh đó bạn cần kiểm soát số vốn một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
2.5. Lựa chọn địa điểm mở quán có giao thông thuận lợi
Địa điểm mở quán ăn có ảnh hưởng trực tiếp đến lượng khách hàng đến quán và thành công của việc kinh doanh. Địa điểm kinh doanh thuận lợi sẽ thu hút được lượng khách hàng lớn tăng lợi nhuận cho người kinh doanh.
Khi lựa chọn địa điểm mở quán ăn cần lưu ý các vấn đề sau:
Giao thông
Trước tiên bạn cần chọn được địa điểm quán ăn nằm ở khu vực có đông người qua lại và đặc biệt phải thuận lợi cho việc dừng, đỗ, quay đầu xe. Để thu hút được lượng khách lớn nên chọn địa điểm ở gần đường lớn, các con phố chính tập trung nhiều văn phòng công ty hoặc trung tâm thương mại.
Khảo sát các quán ăn xung quanh
Khảo sát các quán ăn xung quanh để tính toán xem mức độ cạnh tranh như thế nào? Bởi vì nếu khu vực đó có nhiều quán ăn thì mức độ cạnh tranh cao do họ đã có lượng khách quen nhất định khiến bạn gặp nhiều khó khăn, tính rủi ro cao khi mở quán ăn tại đây.
Dự đoán những thay đổi trong tương lai
Tìm hiểu xem vị trí mà bạn chọn để mở quán ăn có thể nằm trong khu quy hoạch hoặc bị di dời đến nơi khác không? Việc này sẽ giúp bạn quyết định xem nên đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn.
Một số vấn đề liên quan khác
Ngoài các vấn đề trên khi mở quán ăn các bạn cần tìm hiểu và khảo sát tình hình an ninh trật tự, vị trí xa hay gần trung tâm, có phong cảnh hay view đẹp, gần khu dân cư, bệnh viện hay trường học không…
2.6 Xin giấy phép kinh doanh và các loại giấy tờ cần thiết khác
Mở quán ăn cần những gì? Mở quán ăn không chỉ cần vốn để đầu tư mở quán mà còn cần trang bị những kiến thức pháp luật cơ bản và chuẩn bị những giấy tờ cần thiết khi hoạt động kinh doanh quán ăn. Bao gồm như giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy, các loại giấy kiểm nhận. Nếu bạn có ý định kinh doanh thức uống có cồn cần xin giấy phép kinh doanh theo quy định.
Chuẩn bị giấy tờ cần thiết khi mở quán ăn
Việc chuẩn bị các giấy tờ này giúp việc kinh doanh tránh gặp phải những rắc rối như bị phạt hành chính hoặc bị đình chỉ việc kinh doanh. Ngoài ra bạn cần học hỏi kinh nghiệm quản lý điều hành kinh doanh và tìm hiểu các quy định, luật lệ của địa phương để giúp hoạt động kinh doanh được suôn sẻ, phát triển.
2.7 Kiểm tra vệ sinh và thiết bị phòng cháy
Vấn đề vệ sinh và phòng cháy chữa cháy đặc biệt quan trọng do đó trước khi kinh doanh bạn cần mời nhân viên y tế khu vực đến quán ăn của mình để thực hiện kiểm tra vệ sinh cùng các thiết bị phòng cháy chữa cháy.
Sau khi đã nhận được giấy chứng nhận kết quả kiểm tra hãy treo các loại giấy tờ này ở nơi khách hàng dễ nhìn thấy nhất. Điều này sẽ khiến khách hàng tin tưởng quán ăn của bạn và góp phần nâng cao chất lượng, hình ảnh của quán ăn.
2.8 Đầu tư vật dụng
Đầu tư vật dụng, thiết bị cho quán là bước không thể thiếu khi muốn mở quán ăn. Các loại vật dụng cần thiết có thể kể đến như
+ Vật dụng cho phòng bếp: nồi, chảo, bát, đĩa, dao, thớt, xoong chậu, bếp,…
+ Vật dụng để phục vụ khách hàng: bàn ghế, ly, chén, đèn, quạt,…Nếu các bạn cần mua sắm bàn ghế phục vụ cho kinh doanh quán ăn hãy liên hệ với Nội thất Đại Ngân để được cung cấp sản phẩm chất lượng, giá cả phải chăng. Nội thật Đại Ngân đảm bảo đáp ứng mọi nhu cầu và phù hợp với điều kiện tài chính nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.
+ Các loại dụng cụ quảng cáo như biển quảng cáo, băng rôn,…
2.9 Liên hệ nhà cung cấp thực phẩm
Đối với kinh doanh nhà hàng nguồn nguyên liệu thực phẩm sẽ quyết định đến chất lượng món ăn tạo ấn tượng tốt với khách hàng. Vậy nên nguồn nguyên liệu nhất định phải tươi, sạch và đảm bảo an toàn thực phẩm.
Kinh nghiệm mở quán ăn khi chọn thực phẩm dành cho những ai đang chuẩn bị khởi nghiệp với mô hình này đó là nên đến các cơ sở cung cấp uy tín hoặc chợ đầu mối để chọn mua nguyên liệu.
Nếu bạn liên hệ được với những cơ sở sản xuất trực tiếp như thịt mua tại lò mổ, cá, tôm mua từ nơi nuôi trồng,…thì càng tuyệt vời. Bởi vì như vậy thực phẩm đảm bảo tươi ngon và giá mua là giá gốc nên có thể tiết kiệm được chi phí khá lớn.
Ngoài ra một bí quyết khi kinh doanh quán ăn bạn cần phải biết đó là kỹ năng thương lượng. Khi nhập hàng nếu bạn khéo léo và có kỹ năng thương lượng giỏi có thể nhập hàng với giá rẻ hơn và bạn còn có thể nợ tiền hàng và trả vào lần sau để tập trung vốn cho việc kinh doanh.
Bạn nên liên hệ với nhà cung cấp để đặt hàng trước khi trai trương khoảng 1 tuần riêng đối với thực phẩm tươi sống như đồ hải sản tốt nhất đơn hàng nên đến sát ngày khai trương để đảm bảo độ tươi ngon.
2.10 Tuyển dụng và đào tạo nhân sự
Bước tiếp theo khi mở quán ăn bạn cần chuẩn bị đó là công tác tuyển dụng và đào tạo nhân sự. Đội ngũ nhân viên chính là một trong những yếu tố quyết định đến việc để quán chiếm được tình cảm của khách hàng và kinh doanh hiệu quả.
Khi tuyển dụng dựa trên quy mô của quán bạn chỉ cần tuyển đủ số lượng nhân viên cần thiết để giúp tiết kiệm chi phí. Nếu là quán ăn nhỏ chỉ cần tuyển bếp chính, nhân viên phục vụ, tạp vụ từ 2 đến 5 người là đủ.
Bạn cũng cần chú ý việc đào tạo nhân viên để có thể thực hiện tốt các công việc và xử lý các tình huống phát sinh. Đặc biệt phải luôn vui vẻ, niềm nở, nhiệt tình với khách hàng bởi nhân viên phục vụ chuyên nghiệp sẽ mang lại sự hài lòng tuyệt đối cho khách hàng.
2.11 Thiết kế menu đa dạng và bắt mắt
Thông tin tư vấn mở quán ăn cho người mới bắt đầu giúp kinh doanh thành công đó chính là việc thiết kế menu cho quán. Bạn cần xác định được món ăn chính của quán và số lượng các món có trong menu để định hình thương hiệu.
Thiết kế menu món ăn đa dạng, hấp dẫn
Menu cần đảm bảo dễ hiểu được sắp xếp hợp lý theo danh mục để khách hàng dễ dàng lựa chọn các món ăn, thức uống. Thực đơn nên đa dạng phong phú để khách hàng có nhiều sự lựa chọn đồng thời có thể tăng thêm doanh thu đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm đi kèm.
Bên cạnh đó phải niêm yết giá rõ ràng, minh bạch và quan trọng là giá hợp lý với quy mô cùng với đối tượng khách hàng của quán.
2.12 Định vị thương hiệu riêng
Quán ăn của bạn dù quy mô nhỏ hay lớn cũng cần phải chú trọng xây dựng thương hiệu riêng. Bởi vì khi bạn tạo dựng được thương hiệu sẽ gây dựng được ấn tượng và chỗ đứng đối với khách hàng. Đây chính là bước đệm để bạn có thể thu hút khách hàng, mở rộng quy mô của quán kết hợp với những kênh truyền thông, quảng cáo. Khi đã sở hữu được lượng khách ổn định bạn có cơ hội phát triển thương hiệu của mình lớn hơn nữa để mang về lợi nhuận từ việc kinh doanh.
3. Các lỗi thường mắc phải khi bắt đầu mở quán ăn
Ngoài những kinh nghiệm mở quán ăn để giúp việc kinh doanh được hiệu quả các bạn cần lưu ý tránh các lỗi thường mắc phải sau đây:
3.1 Không lên kế hoạch kinh doanh cụ thể
Kinh doanh quán ăn là công việc phức tạp đòi hỏi phải có sự tính toán, cân nhắc kỹ càng và cần phải lên kế hoạch chi tiết, cụ thể. Điều này sẽ giúp chủ đầu tư xác định được những vấn đề quan trọng, phác thảo tầm nhìn, mục đích kinh doanh của quán. Đồng thời kiểm soát được kế hoạch tài chính nhằm đưa ra sự đầu tư đúng đắn nhằm tránh được tình trạng rủi ro và lỗ vốn.
Trong thực tế có không ít người đã bỏ qua bước lập kế hoạch chi tiết cho việc mở quán ăn vì chủ quan hoặc ngại mất thời gian dẫn đến thất bại. Do đó để tránh lãng phí nguồn vốn và kinh doanh thành công các bạn cần phải lập kế hoạch kinh doanh trước khi bắt đầu. Các bạn có thể tham khảo thông tin về các bước lập kế hoạch trên mạng hoặc tham gia các khóa học uy tín.
3.2 Chọn vị trí kinh doanh không phù hợp
Vị trí kinh doanh có ý nghĩa tạo nên thành công hay thất bại khi mở quán ăn vậy nên hãy cân nhắc thật kỹ lưỡng để chọn vị trí phù hợp. Nhiều chủ đầu tư thường có tâm lý ham rẻ mà chọn địa điểm ở những nơi xa khu dân cư, vị trí khuất, giao thông khó khăn…Việc này chính là sai lầm nghiêm trọng khiến bạn gặp phải rất nhiều rủi ro thậm chí đứng trước việc thua lỗ.
Tư vấn mở quán ăn đối với việc chọn mặt bằng kinh doanh là nên chọn địa điểm dễ phát hiện và dễ tiếp cận. Tùy thuộc vào mô hinh kinh doanh quán ăn của bạn để chọn địa điểm thích hợp.
Nếu mở quán ăn bình dân nên chọn ở nơi khu đông dân cư, người thuê trọ hoặc nơi có nhiều khu văn phòng, nhiều cơ quan, công ty. Nếu mở quán ăn vặt nên chọn địa điểm gần các trường học phục vụ đối tượng học sinh, sinh viên. Ngoài ra cần lưu ý đến chỗ để xe rộng rãi và an toàn để thuận tiện cho khách vào quán.
3.3 Nguồn vốn hạn hẹp
Khi bạn đã quyết định lựa chọn kinh doanh quán ăn cần phải chuẩn bị tình huống bất ngờ xảy đến bất cứ lúc nào. Vì vậy bạn cần chuẩn bị nguồn vốn lưu động sẵn có để có thể xử lý các tình huống này tránh ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
Nguồn vốn hạn hẹp - Một trong các lỗi thường gặp khi mở quán ăn
Hãy chuẩn bị số vốn dư từ 10 đến 15% trên tổng mức đầu tư để duy trì quán ăn cho những ngày đầu khai trương
3.4 Bảo lưu ý tưởng cho riêng mình
Một điều chắc chắn rằng trước khi mở quán ăn bạn sẽ luôn có rất nhiều ý tưởng nhưng việc biến ý tưởng thành hiện thực không hề đơn giản như những lý thuyết trong sách vở. Vì vậy thay vì bảo lưu ý tưởng cho riêng mình bạn hãy nhờ đến sự giúp đỡ của các chuyên gia tư vấn trong ngành, những người có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh quán ăn.
Họ là những người có kiến thức và kinh nghiệm mở quán ăn để giúp bạn biến ý tưởng thành hiện thực. Bạn có thể thoải mái sáng tạo sau đó hãy trao đổi với những chuyên gia để họ góp ý chỉnh sửa tạo nên một bản kế hoạch hoàn hảo và mang tính khả thi nhất.
3.5 Chỉ tập trung vào những điều bạn thích
Đây là một trong những sai lầm khá phổ biến và khi mở quán ăn bạn cần tránh lặp lại sai lầm này. Những gì cá nhân bạn thích chưa chắc đã là thứ khách hàng thích mà khách hàng mới chính là đối tượng bạn phục vụ và họ là người trả tiền cho bạn.
Vậy nên hãy khảo sát nhu cầu, sở thích của nhóm khách hàng mục tiêu để đáp ứng nhu cầu, mong muốn của họ, làm được như vậy bạn sẽ thành công.
Trên đây là những kinh nghiệm mở quán ăn để giúp bạn xây dựng cho mình kế hoạch kinh doanh hiệu quả nhất đem về lợi nhuận cho mình. Hy vọng bài viết đã cung cấp cho các bạn những thông tin hữu ích để kinh doanh thành công.
Ngoài các yếu tố trên khi mở quán ăn bạn cần chọn mẫu bàn ghế phù hợp với không gian quán và mô hình kinh doanh để mang đến sự thoải mái cho khách hàng đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho quán ăn. Nếu các bạn vẫn chưa tìm được địa chỉ cung cấp bàn ghế uy tín, chất lượng hãy lựa chọn Nội thất Đại Ngân.
Nội thất Đại Ngân tự hào là một trong những doanh nghiệp hàng đầu về tư vấn, thiết kế, sản xuất trang thiết bị nội thất. Các sản phẩm bàn ghế inox của chúng tôi được làm từ chất liệu inox nguyên chất đảm bảo độ bền cùng tính thẩm mỹ cao đảm bảo đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng.
Nội thất Đại Ngân - Địa chỉ cung cấp bàn ghế inox chất lượng, giá rẻ
Hãy liên hệ với Nội thất Đại Ngân để được báo giá nhanh nhất và tốt nhất khi có nhu cầu mua sắm bàn ghế để kinh doanh quán ăn.
Truy cập ngay để chọn lựa những bộ bàn ghế inox ưng ý nhất:
Thông tin liên hệ:
- Nội thất Đại Ngân- Chất lượng tạo niềm tin, uy tín tạo chất lượng
- Hotline: 0963.721.931 - 0907.113.779
- Website: https://noithatdaingan.vn
KHÁCH HÀNG CỦA CHÚNG TÔI
MỌI THẮC MẮC VÀ YÊU CẦU CẦN HỖ TRỢ TỪ ĐẠI NGÂN.VUI LÒNG LIÊN HỆ ĐẾN SỐ:
HCM:
0907 113 779 0987 721 931Chúng tôi hân hạnh phục vụ!
